Khi nói đến cá rồng shock nước, thì có rất nhiều kiểu shock khác nhau, nhưng triệu chứng của cá rồng bị shock sẽ thể hiện qua như sau:
1. Cá rồng mất màu.
2. Cá rồng hô hấp không bình thường (có thể nhanh hay chậm hơn bình thường).
3. Nằm bẹp dí sát đáy bể cá, bất động.
4. Đang từ tư thế, vị trí bất động -----> phóng vọt thật nhanh từ địa điểm này sang địa điểm khác, nhất là khi có tiếng động hay bóng dáng của từ di động từ bên ngoài và xung quanh hồ.
5. Trong các trường hợp bị shock trầm trọng và kinh niên, sẽ dẫn đưa đến việc cá rồng sẽ bơi theo thế nằm ngang, và thậm chí chúng có thể bơi trong tư thế lật ngữa bụng. Các tư thế bơi này, không hề giới hạn CHỈ trong tình trạng cá bị shock, mà còn trong các trường hợp bệnh lý khác nữa. Nếu khi cá rồng có những tư thế bơi như vừa miêu tả, thì Hoa Đà có tái thế, hoặc Đại La Thiên Tiên có xuống phàm chắc cùng đành bó tay, vì đây là dấu hiệu của cá rồng thật sự sắp "hóa kiếp" rồng.
Các nguyên nhân của shocks bên dưới để bạn tham khảo nhé :
Thông thường cá rồng sẽ bị shock nước khi bị thuyên chuyển từ một nơi này đến nơi khác (Vd: từ trại cá/tiệm cá về nhà bạn, chuyển hồ cá, thay nước cá quá nhiều...), nhưng các tình trạng shock cũng có thể xảy ra khi chúng ta thay nước định kỳ và đã thay quá trớn, vì đã phạm lỗi lầm là không lưu tâm đến việc canh đo cho nhiệt độ và các thông số của nguồn nước mới được gần như tương đồng với nước trong bể hồ đang nuôi cá rồng. Khả năng chịu đựng shock của cá rông còn tùy thuộc vào mỗi con, nếu đã quen với một ông/bà chủ chuyên chơi thay nước không khử chlorine/ chloramine từ khi cá còn nhỏ. Và nếu nó sống sót, thì khả năng chịu đựng của em nó sẽ gia tăng khi trưởng thành. Đó là lý do tại sao các bạn có thể nghe nhiều người nói đại loại như "cá rồng của tôi có khử chlor chi đâu, mà nó vẩn phây phây ra, sống vui, sống khỏe ..." . Họ không có thần thánh hay bí mật chi cả, mà chỉ là cá của họ đã quen với phương cách chăm sóc này, và người chủ cá còn đang gặp vận may.
Các loại shocks nước:
1. Shock vì có sự thay đổi quá chênh lệch về nhiệt độ giữa nguồn nước cũ và mới. Thông thường, khi thay nước bể cá rồng, nước mới phải luôn canh đe63 nhiệt độ của nước vài độ ~ 3-4 C thấp hơn nhiệt độ của nước hiện tại trong hồ cá rồng. Lý do là vì, cá cảm nhận được ngay lập tức là có sự thay đổi khi nguồn nước mới được cho vào. Cho đến giờ phút này, bọn chúng xem chừng rất thích, vì đã quá quen với việc này, nên khi nước mới được bơm vào, chúng đều tranh nhau, quanh quẩn ngay dưới vòi nước.
2. Shock vì các thông số của nước bị thay đổi quá đột ngột như độ muối gia tăng, pH thay đổi quá nhiều, sự khác biệt quá cách biệt giữa nước đang mềm --> nước cứng, hoặc ngược lại. Trong các loại shock, đây là loại shock nguy hiểm nhất, và thường các triệu chứng như ói mữa, cơ thể cá rồng tiết ra chất nhờn bao phủ toàn thân sẽ xuất hiện trong 24-72 giờ. Đây là lúc nguy hiểm nhất! Những con cá rồng nào có thể chịu đựng qua 72 tiếng, thường sẽ thoát hiểm, nhưng rất hiếm, nhất là đối với những con cá rồng đang ở tuổi nhi đồng.
3. Shock vì độc tố của ammonia, nitrite và nitrate bổng nhiên gia tăng một cách bất thường và đột ngột, hoặc các độc tố có nguồn gốc kim loại như chì, đồng (hiếm gặp).
4. Shock vì chuyển môi trường sống đột ngột.
Phương cách chữa trị cá rồng shock nước
Phải xác định cá rồng đang bị shock bởi nguyên nhân nào. Điều này nói thì dễ nhưng khi va chạm vào thực tế sẽ rất khó, nhất là đối với các bạn không có kinh nghiệm nuôi cá rồng và chưa quen.
Trong 4 loại shocks vừa liệt kê bên trên, ngoại trừ
loại #2, thì trong 3 loại shocks còn lai, các bạn đã biết phải làm gì ====> loại bỏ hoặc giảm thiểu ngay nguyên nhân tạo nên shock. Tuy nhiên đối với loại
shock #2, thì tuyệt đối không nên làm chi cả, vì như đã đề cập bên trên, các triệu chứng của cá bị shock bởi loại
shock #2 chỉ xuất hiện sau khi nước đã được thay ~ 24-72 tiếng. Đây là lúc cơ thể cá đang ngất ngư, và đang cố gắng thích nghi, thì nếu vì không thông hiểu, bạn lại thay ngay nước mới thêm một lần nữa với các thông số cũ trước khi thay nước lần một, thì chẳng khác gì bạn BỒI THÊM CHO EM NÓ ĐÒN CHÍ TỬ. Vì giờ đây, cơ thể cá rồng lại phải điều chỉnh thêm một lần nữa... thì chắc chắn là nó sẽ không còn có đủ sức để trốn tránh lưỡi hái tử thần vậy ! Vậy, nếu xác định được là cá đang bị shock
loại #2, thì không làm chi cả, mà chỉ quan sát, và ...... cầu xin .... Như đã đề cập, nếu em nó vẫn còn ngáp ngáp và chưa hóa kiếp rồng sau 72 tiếng, thì mọi chuyện coi như đã qua đi.
CHÚ Ý KHI THẢ CÁ RỒNG TRÁNH SHOCK NƯỚC